phần tiền khuếch đại do TUBE PREAMP II có tầng ra class A
thuần đảm trách; tầng khuếch đại công suất do power AMP III thực hiện với 48 sò
MOSFET cho công suất cực đại tới 1.000 watt/4 Ohms được thiết kế dưới dạng
dual-mono. Thăng hoa cảm xúc Bởi nguồn phát là bộ DA/Transport của Accustic
Arts, thuộc một trong những dòng đầu đọc tốt nhất hiện nay nên chúng tôi tập
trung vào nguồn đĩa CD/SACD chất lượng cao được thu ở chuẩn 24 bit, 32 bit để
nghe kiểm chứng. Trong buổi nghe đầu tiên, chúng tôi không dành quá nhiều thời
gian để đánh giá và phân tích, mà chủ yếu là để cân chỉnh thiết bị (vị trí set
up loa tối ưu, các linh-phụ kiện phù hợp…), tính toán vị trí ngồi nghe tốt nhất,
và làm quen với âm thanh của cặp loa.
Trước đây, chúng tôi từng có nhiều dịp
thưởng thức âm thanh của Acapella với một số dòng đầu bảng như Campanile,
Triolon Excalibur, và thường xuyên là dòng Violon. Không còn quá xa lạ với chất
âm đặc trưng của dòng loa này, với những đặc điểm mà ai cũng có thể nêu ra
không ngần ngại như trung âm tự nhiên, chi tiết, treble cao, tinh tế, không
gian sân khấu rộng và âm hình rõ… Song khi nghe nhạc trên cặp loa thế hệ mới
High Violoncello II MK II, những thay đổi về âm thanh trở nên tích cực đến nỗi,
thoạt tiên, nó cho tôi cảm giác như được nghe một dòng loa mới, là đối thủ
trong trường phái của Acapella, nhưng tốt hơn. Trong những lần trải nghiệm với
High Violoncello II MK II, hễ tiếng nhạc cất lên, lập tức khiến chúng tôi quên
đi những khái niệm về công nghệ plasma, thiết kế isobaric hay cấu trúc horn, thậm
chí ngay cả khối loa đồ sộ trong phòng cũng biến mất. Những gì còn lại chỉ thuần
khiết là âm nhạc, cảm xúc của nghệ sỹ trình tấu và sự rung động của người nghe.
Với cặp loa này, chúng tôi không mất công phải tưởng tượng, hay hình dung, cũng
không còn liên tưởng tới tiếng treble tơi, mảnh, cao vút là do cái gì, giọng
hát thoát, đầy, dầy, ấm như vậy là từ đâu… Âm thanh của cặp loa, hay nói đúng
hơn, âm nhạc do loa tái tạo giàu tính thư giãn, nó hướng thính giả tới việc lắng
nghe cảm xúc của mình nhiều hơn là nghe âm thanh từ những hệ thống playback
thông thường. Piano, luôn là thứ nhạc cụ có độ thách thức cao nhất đối với các
hệ thống audio, ngay cả với dàn hi-end. Thông thường, khi nghe nhạc cụ này trên
dàn máy, nghe đúng chưa chắc đã hay, ngược lại, nghe hay chưa hẳn đã đúng.
Để
tái tạo lại âm thanh của nhạc cụ có cấu tạo phức tạp bậc nhất với phổ tần rộng
như piano, đòi hỏi những cặp loa bên cạnh việc sở hữu một dải tần rộng, độ động
cực cao, độ tuyến tính gần như phẳng tuyệt đối thì quan trọng hơn cả, là khả
năng tái tạo hài âm từ thấp đến cao phải cực kỳ chính xác, tinh tế, bởi âm
thanh của piano phụ thuộc rất nhiều vào âm bồi, sau âm thanh trực tiếp từ tiếng
búa gõ trên dây. Với đĩa SACD The Complete Nocturnes của Chopin do nghệ sỹ
dương cầm Gergely Bogányi thể hiện (Stockfisch Record) vốn có chất lượng âm
thanh rất tốt, và khi nghe qua cặp loa High Violoncello II MK II, tiếng đàn
dương cầm được tái tạo chưa bao giờ đẹp, và tự nhiên như vậy.
Xem thêm tại :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét